Tận dụng kiến trúc tối giản trong thiết kế nhà ống Việt Nam

Nhà ống là loại nhà thường thấy ở các khu vực đô thị, bởi nơi đây dân cư đông đúc vì vậy có được miếng đất rộng rãi dường như là bất khả thi với đại đa số mọi người nơi đây. Do đó họ có xu hướng lựa chọn những mảnh đất vừa đủ ở vừa hợp túi tiền. Nhà ống ra đời dựa trên nhu cầu trên, tuy nhiên bởi diện tích khiêm tốn do đó kiểu nhà này khá kén chọn phong cách thiết kế. Bạn có bao giờ nghe đến kiến trúc tối giản Nhật bản, nếu chưa bạn có thể tham khảo mẫu nhà phố tối giản sau đây để thấy được nó phù hợp như thế nào nhé!!!! 


Mẫu nhà ống tối giản với diện tích 84m2 

Đây là dự án thiết kế của kiến trúc sư Sanuki và Nishizawa, dựa trên yêu cầu thiết kế của nữ chủ nhà 30 tuổi. Với yêu cầu thiết kế không gian tiện nghi, rộng rãi, thoáng mát cho cả gia đình với không gian xanh bên trong. Nào hãy cùng xem cách các kiến trúc sư xử lý vấn đề như thế nào nhé!!! 



Nhận định ban đầu của kiến trúc sư 

Đây là dự án thực hiện tại Việt Nam, nhưng bản vẽ thiết kế lại theo phong cách tối giản Nhật bản kết hợp với đặc điểm riêng biệt của văn hóa xây dựng Việt Nam. Khi nhận yêu cầu thiết kế, các kiến trúc sư thấy rằng trở ngại lớn nhất của dạng nhà phố này là thiếu ánh sáng tự nhiên, độ thông thoáng gần như không có bởi không thể bố trí cửa số do hai bên là những nền đất có thể được xây dựng trong tương lai. 

Một trong những điểm khác biệt khi kết hợp kiến trúc tối giản ở Việt nam với phong cách tối giản nhật bản đó là phân chia không gian. Đa phần văn hóa người Việt thường có xu hướng phân chia không gian riêng biệt, trong khi đó người Nhật lại chú trọng đến tính mở trong không gian. 

Dưới đây là cách mà kiến trúc sư đưa ra lời giải cho các bài toán trên. 

Hướng xử lý của kiến trúc sư đối với mẫu nhà phố tối giản diện tích 84m2 

Nhìn từ bên ngoài chúng ta có thể thấy tất cả không gian mặt tiền đều thông thoáng. Mỗi ban công đều bố trí không gian xanh tạo sự tươi mát cho không gian nơi đây. 


Sàn nhà thiết kế đúng theo phong cách Nhật bản, truyền thống nhưng không kém phần sang trọng với những gỗ tấm sắc màu trầm, tươi tự nhiên. 


Khi đi từ ngoài vào trong, chúng ta có thể thấy không có sự phân chia giữa không gian khách - bếp – ăn - phòng ngủ tầng trệt, tạo sự xuyên suốt, thoáng mát cho toàn bộ không gian sống. 


Để giữ được nét riêng cho từng không gian chức năng, độ cao của nền được phân chia giúp chúng ta nhận rõ các không gian này. 

Tận cùng của tầng trệt bố trí thêm không gian xanh để tạo sự thư thái cho phòng ngủ nơi đây. 


Để tiết kiệm không gian sử dụng, tạo sự thông thoáng cho không gian tầng trệt các kiến trúc sư đã thiết kế thêm tầng gác lửng, vừa lấy sáng cho toàn bộ không gian vừa là nơi để gia đình sinh hoạt hay đọc sách, nghỉ ngơi. 


Tại tầng gác lửng, bố trí cầu thang xoắn thường thấy trong các kiến trúc nhà Việt nam để đi lên tầng có bố trí phòng ngủ. 


Nếu để ý thấy trần nhà khá là sáng tạo, bằng cách đổ bê tông được tạo thành từ tấm tre đan vào cốt pha. tạo nên không gian đúng chất cảnh quê Việt nam. 


Khi đi vào không gian phòng ngủ. thoạt đầu bạn sẽ thấy rằng nó không hề có sự phân chia giữa các không gian. Tuy nhiên thật ra nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy rằng các phòng ngủ có cửa màn che di động, linh hoạt với chức năng giống với nội thất nhật bản nhưng kiểu dáng lại mang đậm chất Việt nam. 


Lúc không sử dụng nó là một không gian lớn có thể tận dụng cho cả gia đình sinh hoạt. 


Cái hay trong căn nhà thể hiện ở chỗ cách lấy sáng với giếng trời tầng 4, cách thiết kế khoảng trống giữa các tầng giúp ánh sáng luôn tràn ngập trong nhà. Không gian xanh được bố trí hợp lý giữa các tầng giúp các thành viên trong gia đình cảm nhận được yếu tố thiên nhiên như ở bên ngoài. 


Cạnh phòng ngủ bố trí hành lang dẫn lên tầng sân thượng, vào những buổi trời trong xanh bạn sẽ cảm nhận như đang bước lên nấc thang thiên đường. 


Mẫu thiết kế tham khảo 




Trên đây là những ý tưởng thiết kế nhà phố tối giản dựa trên sự kết hợp giữa kiến trúc tối giản Việt nam và Nhật bản. Chúc các bạn thành công!!!!

Nhận xét